Bệnh đau thần kinh tọa là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Bệnh đau thần kinh tọa là một tình trạng đau lưng gây ra do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Đây là một dây thần kinh lớn chạy từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nếu dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân.

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng, ảnh hưởng tới phần lưng và chi dưới. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ lưng và cơ chân. Ở bệnh đau thần kinh tọa, lỗ trống ở phần đốt sống cụt, nơi dây thần kinh tọa đi qua, bị thu hẹp làm cho dây thần kinh tọa bị đè nén, gây ra đau. Do dây thần kinh này chi phối hoạt động của lưng và hai chân, nên người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng và cơn đau lan xuống cả hai chân.

benh-dau-than-kinh-toa-la-benh-gi

Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đặc trưng bằng đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân xuống tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu đau dây thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.

Đau dây thần kinh tọa rất thường gặp, trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

Ai có nguy cơ bị bệnh đau thần kinh tọa?

Đau dây thần kinh tọa gặp ở tất cả các lứa tuổi cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở lứa tuổi từ 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ, những người lao động chân tay nặng nhọc hay mắc bệnh này. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như ngồi, đứng nhiều, công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, balê, cử tạ, thể thao v.v… dễ xuất hiện bệnh và tái phát bệnh nhiều hơn.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa?

Có nhiều nguyên nhân được cho là đau dây thần kinh tọa sau đây:

Phụ nữ mang thai:

Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau dai dẳng.

Thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Khi đĩa đệm của cột sống này dần bị thoái hóa và tổn thương, khiến bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát vị ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh hông (thần kinh tọa) gây ra các hiện tượng đau nhức, tê liệt…

Các bệnh lý cột sống:

Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa. Hẹp cột sống là do các đốt sống bị hao mòn tự nhiên, từ từ dẫn đến ống thủy sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các dây thần kinh tọa. Những cơn đau thần kinh tọa cũng có thể bắt nguồn từ thoái hóa cột sống thắt lưng do xương đốt sống tại vùng này bị thoái hóa và chịu áp lực quá lớn, đè nén lên các dây thần kinh hông.

Chấn thương hoặc nhiễm trùng:

Các chấn thương xương khớp như gãy xương hay nhiễm trùng gây viêm cơ cũng gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh hông, kéo theo những cơn đau thần kinh tọa.

Lao động nặng, sai tư thế:

Những người lao động nặng, khuân vác vật nặng thường xuyên với tư thế không đúng cũng khiến cột sống chịu nhiều tổn thương. Những người làm các công việc vũ công, vận động viên, công nhân bốc vác… khiến cột sống vận động quá mức cũng tạo nhiều áp lực lên cột sống, gây nguy cơ đau thần kinh tọa.

dptrangminh.com-dau-day-than-kinh-toa-la-gi

Thuốc chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả?

Điều trị đau dây thần kinh tọa với Tây y:

*Thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa:

Trong điều trị thần kinh tọa, các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ kết hợp với chườm nóng lạnh .

Thuốc giảm đau: các loại thuốc acetaminophen, paracetamol, di-antalvic , efferal-gan codein có thể giảm đau khẩn cấp cho người bị đau dây thần kinh tọa hiệu quả.

Thuốc chống viêm: các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen voltarel, tilcotil, mobic…

Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal,decontractyl….

Tiêm ngoài màng cứng bằng steroid, hydrocortison trực tiếp vào vùng cột sống để giảm viêm hoặc vào khu vực xung quanh dây thần kinh hông.

Chườm nóng hoặc lạnh: Mỗi ngày chườm miếng đệm nóng hay nước đá trong 20 phút mỗi 2 giờ.

*Phương pháp vật lý trị liệu:

Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Các phương pháp chiếu tia hồng ngoại, tia laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng để giảm đau và giảm co cứng cơ đã cho nhiều kết quả khả quan. Ngoài ra, Tây y có kết hợp các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm của Đông y để phối hợp điều trị mang đến hiệu quả cao.

xem thêm: lycium serum

Điều trị đau dây thần kinh tọa với Y học cổ truyền:

Điều trị đau dây thần kinh tọa với Y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Các bài thuốc cổ truyền với thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn, không tác dụng phụ, điều trị sâu đã giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

*Bài thuốc 1:

Thành phần: Lá lốt 15g, quế chi 10g, thiên niên kiện 15g, ngải cứu 10g, chỉ xác 10g, xuyên khung 15g.

Cách thực hiện:

Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 700ml nước trong 1 giờ. Khi thuốc sôi thì mở nhỏ lửa đun cho đến khi nước thuốc còn ½ ban đầu. Mỗi ngày uống 1 thang, trong 2 tuần liên tục.

* Bài thuốc 2:

Thành phần: Ý dĩ nhân 20g, khương hoạt 1g, độc hoạt 10g, gừng 6g, đại táo 16g, cam thảo 8g, phụ tử chế 8g.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc sắc với 500ml nước sao cho còn ½ thì tắt lửa. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống liên tục 2 tuần sẽ cho kết quả rõ rệt.

* Bài thuốc 3:

Thành phần: Độc hoạt, bạch thược, tang ký sinh, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, phục linh, mỗi thứ 12 g; phòng phong, tần giao, xuyên khung, thục địa mỗi thứ 8 g; đẳng sâm, tế tân, cam thảo mỗi thứ 4 g và quế chi 6 g.

Thực hiện: Cho tất cả thuốc sắc với lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày sắc uống một thang cho đến khi thấy hiệu quả thì ngưng.

Xem thêm: Thakito TM – Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

thakito

Bài viết liên quan
Hỏi đáp
chặng đường phát triển Trang Minh
Top