Chương trình Thần Tài Gõ Cửa Miền Bắc 2019 xuân Kỷ Hợi
- Đột quỵ là bệnh gì?
Đột Quỵ hay còn gọi là Tai Biến Mạch Máu Não là một dạng rối loạn khu trú chức năng của não, nguyên nhân thường do một mạch máu não bị vỡ hoặc tắc làm máu không thể tuần hoàn đầy đủ lên não làm tổn hại các chức năng của não. Đột quỵ có ba loại tổn thơng chính là xuất huyết não, chảy máu màng não và nhũn não hoặc phối hợp các loại trên. Có 2 loại tai biến mạch máu não là chảy máu não và nhũn não.
Có 2 loại đột quỵ chính là chảy máu não và nhũn não.
1. Xuất huyết não là trường hợp thành mạch máu bị vỡ làm máu thoát ra khỏi thành mạch tràn vào các mô não. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là: huyết áp cao, xơ vữa mạch ở người lớn tuổi và dị dạng mạch máu não ở người trẻ.
2.Nhũn não hay từ ngữ chuyên ngành gọi là thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu bị tắt nghẽn làm cho toàn bộ khu vực não được nuôi dưỡng bởi mạch máu này bị thiếu máu và dẫn tới hoại tử.Nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa mạch ở người lớn tuổi và huyết áp cao….
- Bệnh đau thần kinh toạ là bệnh gì?
Đau dây thần kinh tọa (ĐTKT) là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay, nam giới, độ tuổi từ 30-60.
Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa
Nguyên nhân chính của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng…).
Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ TK vùng cột sống thắt lưng gây đau dây thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).
Ngoài ra yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh.
Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: công nhân bốc vác, công nhân mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ… Nói chung, với các bệnh nhân làm nghề chân tay nặng nhọc hoặc hoạt động thể thao sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.
Biểu hiện của bệnh dau đây thần kinh tọa như thế nào?
Người bệnh sẽ bị đau dưới nhiều kiểu khác nhau
Đa số bệnh đau dây thần kinh tọa khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tǎng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tǎng khi ho, hắt ơi, cúi. Đau tǎng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bỏ, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng.
Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. 85% bệnh nhân đa một bên. 60% bị bên trái.
Bệnh đau thần kinh tọa hiện nay đã có thuốc điều trị, có thể sử dụng thuốc tây, thuốc nam, thực phẩm chức năng và một số các điều trị đau thần kinh tọa trong sinh hoạt hàng ngày.
5 / 5 ( 5 bình chọn ) - Bệnh GOUT là gì?
Hỏi: Trời mưa, em thường bị mỏi ở cổ chân và chân, vậy em bị bệnh gì nên đi khám và uống thuốc ở đâu ạ? Em nghe nói người con trai bị bệnh Goute khi lập gia đình nếu không thể có con trai được ? Em cũng nghe Viện Goutte TP.HCM cho rằng viên nhộng Khang Thuỵ I chữa được bệnh Goute.
Bạn trai em cách đây 2 tháng xét nghiệm ở Chợ Rẫy có kết luận là bị Goute, sau khi uống thuốc và đi xét nghiệm lại thì không bị nữa, nghĩa là không thừa Acid Urique trong máu nữa. Bạn em có nên uống thuốc ở Viện Goutte TP.HCM không ạ?Đáp:
Trời mưa lạnh nếu bạn thấy mỏi cổ chân và bắp chân thì có thể chỉ là tình trạng mỏi cơ đơn thuần không có gì quan trọng, tuy nhiên cũng cần xác định rõ là không có bệnh lý gì khác trước khi kết luận mỏi cơ đơn thuần. Bạn có thể đi khám ở các BV có khoa khớp hoặc khoa CTCH như ĐHYD, Chợ Rẫy, BV CTCH, 115… để các BS sẽ khám và tư vấn và cho bạn uống thuốc nếu cần.
Về bệnh gout, bạn có thể tham khảo bài viết trên Tuổi trẻ online để hiểu rõ thêm về bệnh, không có chuyện bị gout sẽ không có con trai. Khả năng có con là bình thường, con không bị ảnh hưởng gì cả.
Chúng tôi cũng chưa nghe hoặc thấy ở TP HCM có Viện goute và đến giờ này y học phương tây cũng chưa có thuốc nào chữa khỏi hẳn ( theo đúng nghĩa của từ này, nghĩa là bệnh dứt hoàn toàn) bệnh goutte. Chúng ta có thể kiểm soát goute mà thôi, còn về đông y chúng tôi không được am hiểu lắm nên không dám kết luận.
Bạn của bạn uống thuốc và đã kiểm soát được nồng độ acide urique trong máu, không có cơn goute xảy ra nghĩa là đã kiểm soát tốt bệnh, có thể không cần uống thuốc nhưng chú ý chế độ ăn uống, đặc biệt rượu và đồ biển không nên ăn quá nhiều, mọi thứ sinh hoạt khác đều bình thường. Nên đi kiểm tra nồng độ acide urique trong máu định kỳ.
- Huyết trắng là gì?
- Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
- Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày.
- Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và là nóng bề trái trước khi mặc lại.
Huyết trắng bình thường có màu trắng trong, dai, hơi tanh, giống như lòng trắng trứng. Huyết trắng thay đổi số lượng và tính dai theo chu kỳ kinh nguyệt. Nếu là huyết trắng bệnh lý, do viêm nhiễm đường sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ), gây khô, rát, ngứa, có mùi hôi. Tác nhân gây huyết trắng bệnh có thể do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
Huyết trắng do nấm men thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch.Huyết trắng do tạp trùng có số lượng trung bình, màu vàng loãng, mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường trú, vi khuẩn gây bệnh, nấm men cùng sinh sống. Bình thường vi khuẩn thường trú chiếm đa số và chúng sản sinh các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thói quen thụt rửa vô tình đẩy vi trùng từ ngoài vào hoặc dùng thuốc kháng sinh gây chết các vi khuẩn thường trú… thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh gây huyết trắng bệnh.Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng nấm tái phát sau khi dùng kháng sinh uống điều trị cảm, sốt, đau họng… hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục. Vì vậy, để phòng bệnh cần: - Món Ăn Nào Giúp Phòng Chống Bệnh Gout?
Ngoài việc dùng thuốc thì phương pháp điều trị bệnh gout bằng ăn uống cũng rất quan trọng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc phải. Dưới đây là danh sách các món ăn giúp phòng chống và hỗ trợ chữa trị bệnh gout hiệu quả.
Món 1: 250g củ cải thái chỉ, 50g dầu thực vật. Rán củ cải qua với dầu rồi cho thêm 30g bá tử nhân, 500ml nước đun chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày.
Món 2: Dùng 250g rau cải trắng xào với 20g dầu thực vật, ăn hàng ngày, thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố.
Món 3: 250g cà dái dê tím rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, muối, dầu vừng và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật.
Món 4: 250g khoai tây, 30g dầu thực vật. Rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối và gia vị, ăn trong ngày. Dùng rất tốt trong trường hợp bệnh tái phát.
Món 5: Măng tre 250g xào với 30g dầu thực vật, thêm muối và gia vị, ăn hàng ngày.
Món 6: 30g hạt dẻ tán thành bột, gạo nếp 50g nấu với 750 ml nước thành cháo ăn hàng ngày.
Món 7: Rau cần để cả rễ 100g, rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 30g nấu với 750ml nước thành cháo, nêm nếm đủ gia vị ăn trong ngày.